Grab ra oai 'tịch thu' tiền của khách, ngàn người bức xúc
Vụ Vinasun kiện Grab: Đề nghị triệu tập Bộ Giao thông vận tải
Hàng trăm tài xế Vinasun tiếp tục kéo đến tòa vụ kiện Grab
Liên quan vụ Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) đòi Công ty TNHH GrabTaxi Việt Nam (GrabTaxi, Grab) bồi thường 41 tỷ, chiều 23/10, đại diện VKS cho biết theo đơn khởi kiện của nguyên đơn thì đây là tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã được nguyên đơn chứng minh trong quá trình xét hỏi. Đề án 24 không phải là đối tượng khởi kiện trong vụ án này nên việc bị đơn cho rằng vụ án không thuộc thẩm quyền cùa tòa, chỉ là khiếu kiện hành chính là không phù hợp. Do đó điều này thuộc thẩm quyền của tòa.
Việc Grab đề nghị đưa Bộ GTVT về để làm sáng tỏ vụ án nhưng do đề án 24 không phải là đối tượng khởi kiện nên không cần thiết đưa Bộ GTVT vào tham gia tố tụng. Về nội dung, giấy đăng ký kinh doanh của Grab thể hiện lĩnh vực đăng ký kinh doanh vận tải mặc dù theo đề án 24 Grab chỉ cung cấp nền tảng kết nối. Grab đã lợi dụng quyết định 24 để điều hành dịch vụ vận tải taxi: thu tiền cước, quản lý tài xế, quyết định mức chiết khấu, thưởng phạt với tài xế,…Grab thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi, trong đó có cả cuốc xe 0 đồng.
Tài xế kéo đến đông nghẹt trong ngày xử đầu tiên. Ảnh: Trương Khởi/Zing. |
Từ đây có đủ cơ sở xác định Grab là doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi, kinh doanh không đúng đề án 24, vi phạm Luật Doanh nghiệp 2014 về kê khai không trung thực Vinasun khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại vì so sánh lợi nhuận với các năm trước giảm sút.
Theo kết quả khảo sát của trung tâm nghiên cứu, có 40% khách hàng của Vinasun chuyển qua sử dụng dịch vụ của Grab. Theo báo cáo giám định của Công ty Cửu Long, số lượng xe của Grab gần 13.000 xe. Các kết quả này hoàn toàn phù hợp. Do đó, VKS đề nghị HĐXX chấp nhận toàn bộ yêu cầu bồi thường của Vinasun, buộc Grab bồi thường hơn 41,2 tỷ đồng.
Xét thấy vụ án phức tạp cần có thời gian nghị án, HĐXX quyết định tuyên án vào 14h ngày 29/10.
Trước đó, tại các ngày xét xử, phía luật sư của Vinasun vẫn giữ quan điểm, khẳng định Grab vi phạm đề án 24 của Bộ GTVT, đăng ký dịch vụ cung ứng phần mềm nhưng lại kinh doanh vận tải taxi, chiêu mộ lực lượng tài xế khổng lồ nên gây thiệt hại cho Vinasun.
Đại diện của Vinasun chỉ ra Grab vi phạm quy định về khuyến mãi, cụ thể là có 40 chương trình khuyến mại không thông báo và kéo dài thời gian khuyến mại. Vinasun nhấn mạnh Grab không chỉ vi phạm đề án 24 mà còn vi phạm Luật Thương mại, Luật Lao động, Thương mại điện tử, Thuế,...
Vinasun cũng cho rằng dựa vào việc báo lỗ 4 năm hơn 1.700 tỷ thì việc Grab cho biết có đóng thuế Thu nhập doanh nghiệp là điều mà tòa cần xem xét lại.
CEO của Grab tại Việt Nam (vest đen) tại phiên tòa. Ảnh: Hoài Thanh/Zing. |
Về phần Grab, công ty này khẳng định cung cấp dịch vụ công nghệ cho công ty taxi chứ không kinh doanh vận tải. Bị đơn cho biết cũng như Vinasun, Grab cũng đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh vì không biết sẽ chọn kinh doanh nào nhưng không sử dụng lĩnh vực đó. Đại diện doanh nghiệp này cho biết từ ngày 2/3/2017, Grab nhận quyết định từ Bộ Công Thương, yêu cầu rút ngành nghề kinh doanh vận tải vì chưa bao giờ sử dụng ngành nghề kinh doanh này.
Đối với phần trăm chiết khấu dành của lái xe thay đổi liên tục, Grab cho rằng dựa vào chi phí vận hành càng ngày càng tăng và doanh nghiệp này cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ cho tài xế. Căn cứ để thay đổi dựa vào hợp đồng hợp tác kinh doanh và thỏa thuận giữa các bên. Nếu hợp tác xã không đồng ý với mức chiết khấu đó thì có quyền chấm dứt.
Grab cho biết mục tiêu kinh doanh nhắm đến việc cung cấp dịch vụ về công nghệ để hỗ trợ xã hội và người dân, hướng đến nền công nghệ 4.0. Grab tin tưởng về lâu dài sẽ tạo ra lợi nhuận.
(Theo Zing.vn)
" alt=""/>VKS đề nghị buộc Grab bồi thường 41,2 tỷ đồng cho VinasunỞ bài viết đã trở thành “đặc sản” của ESPN Esportstừ trước tới nay, họ đã liệt kê tất cả 24 đội tuyển chuẩn bị bước vào những trận đấu tại CKTG 2017– khi mà buổi lễ bốc thăm chia bảng đã khép lại vào ngày 12/9 vừa qua.
Không có gì bất ngờ khi những cây viết của chuyên mục LMHTđể tên của ba đại diện tới từ LCK Hàn Quốc, lần lượt là SK Telecom T1, Longzhu Gamingvà Samsung Galaxyở trên đỉnh danh sách.
“Không có đội nào giỏi hơn trong việc xác định những điểm yếu của họ và thích ứng, nó khiến cho thật khó để đánh bật SKT khỏi vị trí số một ngay cả thất bại 1-3 tại trận Chung kết LCK”, trích lược bài viết trên trang ESPN Esports.
“Thực tế là SKT đã đem theo Huni và hai người đi rừng thay vì Untara là một dấu hiệu rằng đội này đã bắt đầu xác định được những khu vực có vấn đề mấu chốt từ trận thua Chung kết. Hãy xem một SKT khao khát muốn bảo vệ vương miện bằng mọi giá.”
ESPN Esportscoi chiến thắng LCK Mùa Hè 2017của Longzhu là “một trong những chức vô địch nội địa bất ngờ nhất trong lịch sử tựa game” và đội này “vẫn có những điểm yếu rõ rệt cần sửa chữa nếu muốn ngăn cản SKT hoàn thành ba danh hiệu liên hoàn và giành tổng cộng bốn chiếc Cúp Summoner.”
Còn khi bình luận về Samsung, những cây viết kỳ cựu của ESPN Esportsvẫn thấy “đôi chút bất ngờ khi chứng kiến Samsung thế chỗ KT trở thành hạt giống số ba của Hàn Quốc.”
“Tuy nhiên, cũng giống như năm ngoái, Samsung có những tuyển thủ đã nâng tầm cùng với sự thông minh, chiến thuật cấm chọn an toàn để bổ trợ vào thành công của đội”, bài viết bổ sung.
TSM, đội tuyển chưa bao giờ tiến sâu ở các giải đấu LMHT quốc tế, lại đang được ESPN Esports xếp hạng sáu bởi không phải nằm chung bảng với các đội Hàn Quốc
Những thứ hạng tiếp theo lần lượt thuộc về Team WE, Royal Never Give Up, Team SoloMid, G2 Esports, EDward Gaming, Flash Wolves, Immortals, Misfits, Fnatic, Hong Kong Attitude, Cloud9, FB 1907, Gambit Gaming, ahq e-Sports Club….và GIGABYTE Marines, niềm hy vọng số một của LMHTViệt Nam và khu vực GPL chỉ xếp hạng 18/24.
ESPN Esports không đánh giá cao sức mạnh của GAM bởi một lý do rất mơ hồ?!
Lý giải về điều này, ESPN Esportscho rằng, “Marines đã không thể kết hợp với nhau để trở thành đội tuyển mạnh nhất khu vực” ngay cả khi đã “gây ra tiếng vang tại Mid-Season Invitational, sau chiến thắng 2-0 trước Team SoloMid để tham gia nhiều trận đấu ở vòng bảng.”
Còn tệ hơn thế, chuyên trang eSports của ESPNcòn đánh giá Young Generation, hạt giống số hai của GPL, chỉ đáng đứng hạng 23/24 và chỉ xếp trên Kaos Latin Gamers, đại diện của khu vực Nam Mỹ Latinh, đối thủ nằm chung Bảng C tại Vòng Khởi Động CKTG 2017.
ESPN Esports nhận xét YG đã cố thoát ra khỏi "cái bóng" của GAM
Trước đó, ngay sau khi biết được GAM sẽ nằm chung bảng với hai đối thủ được đánh giá cao hơn là SKT và EDG, HLV Dương “Tinikun” Nguyễn Duy Thanh đã tỏ ra rất phần khích.
“Thật ra cá nhân tôi rất muốn gặp EDward (Gaming)”, Tinikun nói trong chương trình đồng hành cùng lễ bốc thăm chia bảng CKTG 2017 do Vietnam Esports TV (VETV) tổ chức. “Khi SofM (Lê Quang Duy – PV) gặp EDward thì (cậu ấy) chưa bao giờ thắng được. Nhưng nếu GIGABYTE Marines có thể thắng được (EDG) thì sẽ cho họ thấy rằng không phải là SofM đánh không đủ tốt mà họ đã nhìn nhận SofM sai lầm.”
CKTG 2017 sẽ khởi tranh tại Vũ Hán, Trung Quốc vào ngày 23/9 tới đây với những trận đấu đầu tiên của Vòng Khởi Động. Tại đây, YG sẽ bắt đầu hành trình tìm kiếm chiếc vé tham dự vòng bảng chính thức bằng trận đấu gặp KLG vào lúc 12g00 ngày 25/9.
2016
" alt=""/>LMHT: GAM và YG chỉ được coi là hai đội ‘lót đường’ tại CKTG 2017Tham dự sự kiện có UVBCT, Bí thư TƯ Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình, Bộ trưởng, Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng; Bộ trưởng Bộ KH-CN Chu Ngọc Anh, cùng gần 1.200 đại biểu, đại diện các tổ chức quốc tế, chuyên gia hàng đầu khu vực và thế giới, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế cùng đông đảo các cơ quan thông tấn báo chí.
IoT phải thúc đẩy sản xuất, đẩy nhanh chuyển đổi số quốc gia
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Trưởng ban Kinh tế TƯ Nguyễn Văn Bình nhận định: “Cần quan niệm IoT phải là cuộc cách mạng về chính sách và công nghệ. Dưới góc độ quốc gia, IoT phải thúc đẩy, nâng cấp mạnh mẽ các ngành sản xuất, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số quốc gia và xây dựng xã hội thông minh.”
Trưởng ban Kinh tế TƯ Nguyễn Văn Bình phát biểu tại hội thảo Smart IoT Việt Nam 2018. |
Trưởng ban Kinh tế TƯ cho rằng Việt Nam cần sớm triển khai đề án kinh tế số quốc gia và chiến lược chuyển đổi số đối với các ngành kinh tế quan trọng khác trong nền kinh tế quốc dân.
Việt Nam đang có lợi thế về phát triển IoT
Phát biểu đề dẫn mở đầu hội thảo, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: Đến năm 2020, nếu mỗi hộ gia đình Việt Nam có một đường tryền cáp quang, mỗi người dân một máy smartphone và hạ tầng 5G phủ rộng, ưu tiên cho IoT thì Việt Nam sẽ là một trong số ít nước đảm bảo tốt về hạ tầng kết nối cho IoT. Thuận lợi lớn nhất của Việt Nam là chúng ta có hạ tầng viễn thông tốt, có một số doanh nghiệp viễn thông mạnh, có khả năng đầu tư trước về hạ tầng phủ sóng toàn quốc. Bộ TT&TT cũng đã quy hoạch đủ số điện thoại, đủ số địa chỉ IP cho hàng tỷ thiết bị IoT. IoT sẽ tạo ra nhiều dữ liệu nhất. Nếu chúng ta coi dữ liệu là dầu thì IoT chính là các mỏ dầu với trữ lượng vô cùng lớn. Khai thác các dữ liệu này sẽ tạo ra các giá trị mới. Khai thác IoT càng nhanh bao nhiêu thì càng nhiều dầu mỏ bấy nhiêu.
Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu đề dẫn tại hội thảo Smart IoT Việt Nam 2018. |
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: “IoT chính là cách để chúng ta chuyển thế giới vật lý thành thế giới ảo và làm cho xã hội của chúng ta sáng tạo hơn, toàn bộ thế giới được ảo hóa. Toàn bộ quá trình sáng tạo bao gồm thiết kế, tạo sản phẩm mẫu, thử nghiệm sẽ được thực hiện trong thế giới ảo, nhanh hơn và đỡ tốn kém hơn so với khi chúng ta thực hiện điều đó trong thế giới thực.”
“Chi phí sáng tạo có thể nhỏ tới mức, từng cá nhân có thể sáng tạo bằng chi phí của mình. Đây thực sự sẽ là một cuộc cách mạng trong sáng tạo. IoT chính là cách để giúp người Việt Nam có thể sáng tạo. Điều này rất phù hợp với tính cách đa dạng của người Việt Nam chúng ta.”
Bộ trưởng Bộ TT&TT cũng nêu ra những thách thức mà IoT mang lại: “IoT phải đi liền với an toàn, an ninh thông tin. Điều gì sẽ xảy ra nếu thế giới ảo bị kẻ xấu xâm nhập và điều khiển. Thế giới càng bị ảo hóa bao nhiêu, chúng ta càng sống trong thế giới ảo nhiều bao nhiêu thì tầm quan trọng của an ninh, an toàn thông tin càng lớn bấy nhiêu.”
“Việt Nam phải phát triển một nền công nghiệp về an ninh mạng. Người Việt Nam trên toàn cầu, có rất nhiều người giỏi về an ninh mạng. Đây cũng là cơ hội của chúng ta để đảm bảo an ninh mạng cho các thiết bị IoT. Việc sớm ứng dụng, và ứng dụng rộng rãi IoT sẽ góp phần giúp Việt Nam thành cường quốc về an ninh mạng.”
Các đại biểu tham quan triển lãm Smart IoT Việt Nam 2018. |
Cần chấp nhận những mô hình kinh doanh mới
Trong phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Cuộc cách mạng CN 4.0 là một cuộc cách mạng về chính sách nhiều hơn là một cuộc cách mạng về công nghệ. Đầu tiên phải là chấp nhận các mô hình kinh doanh mới, các công nghệ mới thay đổi ngành, gọi là X-Tech, như Fintech, EduTech, AgriTech. Đó thường là sự sáng tạo mang tính phá huỷ cái cũ.”
“Chúng ta chấp nhận cái mới thì công nghệ sẽ về, con người sẽ về, và nền công nghiệp mới sẽ xuất hiện, và cái nôi Việt Nam sẽ tạo ra các sản phẩm có thể xuất khẩu được. Nhưng đó phải là sự chấp nhận sớm, sớm hơn người khác. Đi sau người khác, đi cùng người khác thì sẽ không có cơ hội thay đổi thứ hạng Việt Nam. Khi chấp nhận cái mới, chúng ta có thể mất một số thứ. Nhưng chúng ta không có quá nhiều thứ để mất, và đó là cơ hội của chúng ta.”
“Cách tiếp cận chính sách theo kiểu truyền thống thì thường là quản được thì mở, quản đến đâu thì mở đến đó, không quản được thì đóng. Cách tiếp cận mới mà nhiều nước theo, gọi là cách tiếp cận sandbox: Cái gì không biết quản thế nào thì không quản, cho tự phát triển, nhưng giới hạn trong một không gian nhất định, trong một thời gian nhất định, để các vấn đề được bộc lộ một cách rõ ràng, mà thường sẽ không nhiều như lúc đầu các nhà quản lý dự đoán. Sau đó nhà quán lý mới hình thành chính sách, quy định quản lý”, người đứng đầu ngành TT&TT chia sẻ.
“Đây là một trong những cách tiếp cận phù hợp với cuộc CMCN 4.0, phù hợp để đón nhận các mô hình kinh doanh mới, để đón nhận các sáng tạo đổi mới, các sáng tạo mang tính phá hủy cái cũ.”
“Và cuối cùng, khi một cuộc cách mạng công nghiệp xảy ra thì tương lai không nằm trên đường kéo dài của quá khứ. Các nước như Việt Nam chúng ta có cơ hội để bứt phá, nhưng phải là một tư duy mới, không truyền thống, không tuần tự. Cả quản lý nhà nước, cả doanh nghiệp, cần một sự đột phá trong tư duy, trong chính sách, trong cách tiếp cận.”
(Xem toàn văn phát biểu đề dẫn tại Hội thảo của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tại đây).
Huy Phong
Hội thảo và Triển lãm quốc tế về Smart IoT Việt Nam 2018 với chủ đề “Hiện thực hóa tiềm năng và khai phá thị trường IoT của Việt Nam” tại TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra từ ngày 23-24/10 tới.
" alt=""/>“4.0 là cuộc cách mạng về chính sách nhiều hơn về công nghệ”